Âm nhạc Discovery (album của Daft Punk)

Phong cách

Discovery được công nhận là một album chủ đề.[11][12] Nó liên quan mạnh mẽ đến những ký ức thời thơ ấu của Daft Punk, kết hợp tình yêu điện ảnh và tính cách của họ.[13] Thomas Bangalter chỉ rõ rằng album đề cập đến trải nghiệm của bộ đôi khi lớn lên trong thập kỷ 1975-1985, thay vì chỉ tôn vinh âm nhạc của thời kỳ đó.[2] Album được thiết kế để thể hiện một thái độ nghe nhạc vui tươi, trung thực và cởi mở. Bangalter đã so sánh nó với thời thơ ấu, khi một người không đánh giá hay phân tích âm nhạc.[2] Bangalter lưu ý rằng cách tiếp cận phong cách của album trái ngược với album đầu tay của họ;[14] với Homework là "một thứ nhạc rất thô" tập trung vào âm thanh và kết cấu, còn Discovery là một cuộc khám phá cấu trúc và hình thức của âm nhạc. Sự thay đổi về phong cách này được lấy cảm hứng từ "Windowlicker" của Aphex Twin.[8]

Sáng tác

Discovery là sự rẽ khỏi phong cách của nhạc house trước đó của Daft Punk.[15] Trong bài đánh giá của AllMusic, John Bush đã viết rằng Discovery "chắc chắn là phiên bản garage New York" của Homework. Bush nói thêm rằng Daft Punk đã tạo ra âm thanh "hào nhoáng và pop hơn" của EurodiscoR&B.[16] Keith Gwillim của Tạp chí Stylus khẳng định rằng đây là một album disco dựa trên các yếu tố "nhảy múa" và "bóng bẩy" của thể loại này.[17] Các nhà phê bình khác cũng mô tả album là hậu-disco.[18][19] Theo Uproxx, album cũng có sự kết hợp của nhạc house Pháp.[20]

Bài hát mở đầu, "One More Time", có giọng hát được tự động điều chỉnh và nén từ Romanthony.[2] Bài hát tiếp theo, "Aerodynamic", có một điệu funk, trừ một đoạn độc tấu guitar điện và kết thúc bằng một đoạn nhạc điện tử riêng biệt.[21] "Digital Love" kết hợp các yếu tố của pop,[22] new wave, jazz, funk và disco.[23] "Harder, Better, Faster, Stronger", ca khúc thứ tư trong album là một bài hát mang khuynh hướng Electro.[23] Tiếp theo là "Crescendolls", một bản nhạc nhạc không lời. "Nightvision" là một bài hát thuộc thể loại Ambient.[22] "Superheroes" nghiêng về chủ nghĩa "acid tối giản" trong Homework.[16] "High Life" được xây dựng dựa trên một sample giọng hát "vô nghĩa" và có một phần giống như đàn organ.[23] "Something About Us" là một bài hát thuộc thể loại downtempo, với giọng hát được xử lý kỹ thuật số của Daft Punk và nhịp điệu phòng chờ.[23]

"Voyager" có các đoạn riff guitar, hòa tấu giống như đàn hạc của những năm 80 và một phần âm trầm sôi nổi.[24] "Veridis Quo" là một bài hát baroque tổng hợp "dàn nhạc giả";[16] theo Angus Harrison, tiêu đề của nó là chơi chữ của "very disco".[24] "Short Circuit" là một bài hát Electro-R&B[16] với các nhịp breakbeat[25] và các mẫu trống được lập trình sẫn.[2] "Face to Face" là một bài hát dance-pop có giọng hát của Todd Edwards và mang hơi hướng pop hơn các bài hát khác trên Discovery.[16][24] Về bố cục của album, Bangalter lưu ý rằng "Short Circuit" đại diện cho việc ngừng hoạt động, và "Face to Face" đại diện cho việc tỉnh lại và đối mặt với thực tế.[26] "Too Long", bài hát cuối của album, là một bài hát electro-R&B dài 10 phút.[27]

Các sample

"One More Time", đĩa đơn đầu tiên của Discovery, sử dụng ba sample được lấy từ "More Spell on You" của Eddie Johns.

"High Life", bài hát thứ tám trong Discovery, sử dụng nhiều sample từ "Break Down for Love" của Tavares.

Trục trặc khi nghe các tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.

Một lượng sample đáng kể có trong album. Thay vì sáng tác nhạc mới với các sample, Daft Punk đã viết và thực hiện các phần bổ sung.[21] Ghi chú lót của Discovery cho biết việc sử dụng các sample cho bốn bài hát trong album: "I Love You More" của George Duke được lấy sample cho "Digital Love"; "Cola Bottle Baby" của Edwin Birdsong được lấy sample cho "Harder, Better, Faster, Stronger"; Bài hát "Can You Imagine" của The Imperials được lấy sample cho "Crescendolls"; "Who's Been Sleeping in My Bed" của Barry Manilow được lấy sample cho "Superheroes".[6] Người ta thấy rằng "One More Time" có chứa một bản sample của bài hát "More Spell on You" của Eddie Johns, mặc dù nó chưa được công nhận trong ghi chú lót của Discovery. Tờ Los Angeles Times đã xác nhận điều này sau khi Daft Punk chia tay và phát hiện ra rằng Daft Punk trả tiền bản quyền cho sample mỗi năm hai lần cho hãng GM Musipro.[28]

Một số trang web liệt kê nhiều sample khác có trong album, nhưng Bangalter đã tuyên bố rằng một nửa số sample được liệt kê là không đúng sự thật. Bangalter cũng tuyên bố việc lấy sample mà họ làm là được thực hiện một cách hợp pháp, không phải là điều họ cố gắng che giấu.[29] Guy-Manuel de Homem-Christo ước tính rằng một nửa nội dung được lấy sample trên Discovery đã được bộ đôi chơi trực tiếp[4] và nhấn mạnh rằng chất lượng của âm nhạc quan trọng hơn bản ngã của người chơi nhạc cụ.[21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Discovery (album của Daft Punk) http://austriancharts.at/2001_album.asp http://www.aria.com.au/Issue617_EOY2001.pdf http://www.aria.com.au/issue577.pdf http://www.aria.com.au/pages/aria-charts-accredita... http://www.aria.com.au/pages/aria-charts-end-of-ye... http://pandora.nla.gov.au/pan/23790/20090120-0000/... http://www.ultratop.be/fr/annual.asp?year=2001&cat... http://www.ultratop.be/fr/annual.asp?year=2021&cat... http://www.ultratop.be/nl/annual.asp?year=2001&cat... http://www.ultratop.be/nl/goud-platina/2008